Theo như công bố, đóng góp ngân sách tại địa phương của Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau trên 2.000 tỉ đồng, chiếm 40% - 50% ngân sách của tỉnh Cà Mau.
Tổng Công ty Khí Việt Nam PV Gas là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc và mở rộng ra thị trường quốc tế. PV Gas có bảy công ty thành viên, bao gồm: Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam PV Gas D (bao gồm Công ty Phân phối Khí thấp áp Miền Bắc, Nhơn Trạch và Vũng Tàu), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (PV Gas South), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Bắc (PV Gas North), , Công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu Khí Việt Nam (PV Pipe), Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG), Công ty liên danh LNG Việt Nam (LNG).
Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp vận hành Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau năm 2018 giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC).
Nhà máy xử lý khí Cà Mau. Ảnh: PVN |
Hệ thống đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau được PV GAS đưa vào vận hành từ năm 2007, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp khí ổn định cho các hộ tiêu thụ khí, điện, đạm tại khu vực Cà Mau với công suất vận chuyển khoảng 2 tỷ m3 khí/năm, trong đó cấp khí cho 2 nhà máy điện Cà Mau để sản xuất và cung cấp nguồn điện cho lưới điện quốc gia, chiếm trên 7% sản lượng điện toàn quốc; cho Nhà máy Đạm Cà Mau công suất thiết kế 800.000 tấn phân đạm/năm, chiếm 40% sản lượng đạm cả nước.
Để duy trì vận hành liên tục, ổn định và an toàn cho cả hệ thống khí, việc phối hợp chặt chẽ giữa PV GAS là bên cung cấp dịch vụ vận chuyển khí với các chủ mỏ và các hộ tiêu thụ khí là rất quan trọng.
Hội nghị sơ kết công tác phối hợp hoạt động Cụm Khí – Điện – Đạm khu vực Cà Mau là dịp để các bên có cơ hội chia sẻ, thảo luận rộng rãi các vướng mắc, giải pháp khắc phục những tồn tại và phối hợp tốt hơn, giúp cho công tác vận hành, sản xuất của các bên được hiệu quả, đảm bảo toàn bộ hệ thống khí vận hành an toàn, liên tục, sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia một cách hiệu quả nhất, góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các đơn vị nói riêng và PVN nói chung.
Trong năm 2018, công tác tiếp nhận và vận hành Nhà máy Xử lý khí Cà Mau (GPP Cà Mau) cũng là một điểm nhấn, có tác dụng nâng tầm chuỗi giá trị Khí – Điện – Đạm Cà Mau.
Toàn bộ quá trình tiếp nhận, vận hành thử, đưa vào vận hành ổn định Nhà máy Khí Cà Mau (GPP Cà Mau) đều ghi nhận sự phối hợp giữa các bên tham gia, từ các chủ mỏ, PVEP, PV GAS/PV GAS Cà Mau, PV Power, PVCFC, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia.
Nửa đầu năm 2018, Nhà máy Khí Cà Mau (GPP Cà Mau) đã xuất sản phẩm gần 79.000 tấn LPG, tăng 42% so với kế hoạch và hơn 3.600 tấn condensate, tăng 15% so với kế hoạch. Tại Hội nghị, các bên đã đóng góp nhiều ý kiến tham luận về những vấn đề cần lưu tâm trong công tác phối hợp thời gian qua, đặc biệt là việc đối phó với các sự cố ngoài giàn khai thác hoặc chất lượng khí về bờ và những tác động đối với toàn bộ hệ thống cũng như từng đơn vị.
Đặc biệt, trước dự báo nguồn cung khí PM3 hiện hữu về bờ có thể suy giảm, đòi hỏi quá trình tìm kiếm nguồn khí bù, đặc biệt là việc nhập khẩu khí cũng được các bên đặt ra những vấn đề cần thảo luận nghiệm túc.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.