Wednesday, November 28, 2018

PV Gas Khẩn Trương Lên Kế Hoạch Ứng Phó Thiên Tai

Trước tình hình cơn bão số 9 với tên gọi quốc tế là Usagi, đang mở rộng phạm vi gây ảnh hưởng mạnh đến các tỉnh phía Nam và dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền vào đêm ngày 24/11, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – CTCP và các đơn vị trực thuộc và thành viên đang khẩn trương tổ chức ứng phó theo yêu cầu khẩn của Tập đoàn cũng như chủ động ngay tại đơn vị. Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão số 9 và mưa lũ.

Tổng Công ty Khí Việt Nam PV Gas là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam, hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc và mở rộng ra thị trường quốc tế. PV Gas có bảy công ty thành viên, bao gồm: Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam PV Gas D (bao gồm Công ty Phân phối Khí thấp áp Miền Bắc, Nhơn Trạch và Vũng Tàu), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam (PV Gas South), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Bắc (PV Gas North), , Công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu Khí Việt Nam (PV Pipe), Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG), Công ty liên danh LNG Việt Nam (LNG).

Bão số 9 là cơn bão nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Nam; hiện đang di chuyển với tốc độ nhanh và vẫn có khả năng mạnh thêm. Đến 4h sáng ngày 24/11, vị trí tâm bão sẽ cách bờ biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 230km về phía Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 130km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 – 10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 180km tính từ tâm bão. Tại khu vực phía Tây vùng biển giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) gió mạnh cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, sau tăng lên cấp 9 – 10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. 

Kiểm tra công tác an toàn tại công trình khí là hoạt động thường xuyên của các cấp lãnh đạo PV GAS
Kiểm tra công tác an toàn tại công trình khí là hoạt động thường xuyên của các cấp lãnh đạo PV GAS 

Do ảnh hưởng của bão nên ở khu vực phía Tây vùng biển giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ với cường độ mạnh cấp 8, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 25/11/2018, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.

Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 25/11/2018, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Do ảnh hưởng của bão nên ở khu vực phía Tây vùng biển giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên): từ vĩ tuyến 9,0 đến 13,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.


Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km, đi vào đất liền các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ với cường độ mạnh cấp 8, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 25/11/2018, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.


Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 25/11/2018, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.


Từ Thừa Thiên - Huế đổ vào Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên sẽ có mưa lớn. Từ 23/11 đã có mưa, đến hết ngày 26/11, tổng lượng mưa có thể lên đến trên 100mm. Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên lượng mưa sẽ dao động trong khoảng từ 300 đến 400mm.


Trước tình hình mưa bão, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, kịp thời chỉ đạo, triển khai các phương án ứng phó. Tại cuộc họp trực tuyến chiều ngày 22/11 về công tác phòng chống bão lũ - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu, các tỉnh Nam Trung Bộ cần tuyệt đối không được chủ quan với diễn biến bất thường của mưa bão, nếu không hậu quả sẽ rất nặng nề.


Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị, cần khẩn trương rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ngập sâu do nước biển dâng, sóng, gió lớn, sạt lở, trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu vực gần các cột tháp cao, các nhà không bảo đảm an toàn. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản khi bão đổ bộ vào. 

Diễn tập cứu hộ cứu nạn để bảo vệ người lao động và cộng đồng
Diễn tập cứu hộ cứu nạn để bảo vệ người lao động và cộng đồng
Từ Thừa Thiên – Huế đổ vào Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên sẽ có mưa lớn. Từ 23/11 đã có mưa, đến hết ngày 26/11, tổng lượng mưa có thể lên đến trên 100mm. Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên lượng mưa sẽ dao động trong khoảng từ 300 đến 400mm.

Trước tình hình mưa bão, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, kịp thời chỉ đạo, triển khai các phương án ứng phó. Tại cuộc họp trực tuyến chiều ngày 22/11 về công tác phòng chống bão lũ – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu, các tỉnh Nam Trung Bộ cần tuyệt đối không được chủ quan với diễn biến bất thường của mưa bão, nếu không hậu quả sẽ rất nặng nề.

Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị, cần khẩn trương rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ngập sâu do nước biển dâng, sóng, gió lớn, sạt lở, trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu vực gần các cột tháp cao, các nhà không bảo đảm an toàn. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản khi bão đổ bộ vào.

Các tỉnh trong khu vực đặc biệt là hai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận đã sẵn sàng mọi phương án di dời, sơ tán dân theo kế hoạch đã lập tại các địa phương ven biển khi bão đổ bộ trực tiếp và gây mưa, lũ, ngập lụt.

Đối với ngành dầu khí, dự báo trong hai ngày 24 và 25-11, bão số 9 sẽ gây ảnh hưởng đến vùng biển có mỏ Rồng, mỏ Bạch Hổ và có thể là vùng mỏ Thiên Ưng. Nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trên các mỏ, giàn khoan, tại các công trình dầu khí, các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật theo kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã được PV Gas triển khai; yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, quy trình về an toàn lao động, thường xuyên kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, an toàn công nghệ, phương tiện cứu sinh; sẵn sàng hỗ trợ chính quyền địa phương tham gia phòng chống bão, bảo vệ cộng đồng dân cư…

Để chủ động ứng phó với cơn bão Usagi, ngăn ngừa các thiệt hại về con người, tài sản và môi trường do bão gây ra, Tổng công ty Khí Việt Nam (PetroVietnam Gas/ PV Gas) – CTCP yêu cầu các đơn vị thực hiện các nội dung sau:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến, đường đi của bão, duy trì trực chỉ huy 24/24 giờ, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt để kịp thời ứng phó.
2. Triển khai các phương án phòng chống bão theo kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, tài sản và môi trường.
3. Đối với các công trình đang thi công, xây lắp, bảo dưỡng sửa chữa phải tiến hành kiểm tra, rà soát có các biện pháp, phương án sơ tán người, vật tư thiết bị đến nơi an toàn.
4. Sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ các đơn vị khác khi được yêu cầu và báo cáo tình huống khẩn cấp theo quy định của Tổng công ty.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.